Set-up bể nuôi tép cảnh đơn giản cho người mới bắt đầu

be tep

Chăm sóc bể nuôi tép cảnh đang là một trong những xu hướng mới trong giới chơi thủy sinh. Tép là dòng khá khỏe, không cần quá nhiều công chăm sóc, bạn chỉ cần set-up tốt bể nuôi tép ban đầu và trang bị kiến thức cơ bản là đã có thể sở hữu một bể tép khỏe mạnh rồi. Hãy cùng BETTA CITY điểm qua những lưu ý khi set-up bể nuôi tép cảnh ban đầu nhé.

be nuoi tep

Đặc điểm tép cảnh

  • Nguồn gốc: Tép cảnh có nguồn gốc từ vùng nước ngọt và mặn trên khắp thế giới. Có nhiều loại tép cảnh như: Tép đỏ, tép cam, tép thanh mai, tép loạn màu, tép suối…
  • Đặc điểm: Tép cảnh có cơ thể thon dài, chia thành 3 phần: đầu, thân và đuôi. Chúng có cặp càng lớn và đôi mắt to trên đầu. Tép cảnh thường có màu sắc đa dạng, từ trắng đến đen, vàng, xanh dương, đỏ…
  • Sinh sản: Tép cảnh sinh sản bằng cách đẻ trứng. Khi trứng nở, các con tép non sẽ rơi xuống đáy bể và phải chăm sóc để chúng có thể phát triển.
  • Kích thước: Tùy thuộc vào từng loại tép cảnh, kích thước của chúng có thể từ vài mm đến vài cm. tép tưởng thành có kích thước trung bình từ 1.5 đến 2cm. Một số loài có thể đạt tối đa 3cm.
  • Nhiệt độ nuôi: Nhiệt độ nuôi của tép cảnh phụ thuộc vào từng loại. Tuy nhiên, nhiệt độ phổ biến thích hợp cho tép cảnh là từ 22 đến 28 độ C. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình sinh sản của tép.
  • Chấm điểm độ dễ nuôi: 7/10. Tép cảnh là loài động vật rất dễ nuôi và thích hợp cho người mới bắt đầu nuôi tép. Chúng ăn hạt, rau củ và thức ăn cho tép được bán sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, cần lưu ý đến việc thay nước định kỳ và chất lượng nước trong bể để đảm bảo sức khỏe của tép.

Set-up bể nuôi tép cảnh đơn giản

Bế nuôi tép

  • Loại bể, kích thước và chất liệu của bể nuôi tép cảnh phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của tép. Dưới đây là một số lời khuyên để lựa chọn bể, kích thước và chất liệu bể phù hợp với tép cảnh:Loại bể: Bể nuôi tép có thể là bể kính, bể nhựa hay bể acrylic. Bể kính thường là lựa chọn phổ biến nhất vì nó đẹp, rẻ và dễ dàng sử dụng. Bể nhựa có thể được sử dụng cho những bể nhỏ hoặc khi bạn muốn có một hình dáng đặc biệt. Bể acrylic là tùy chọn tốt nếu bạn muốn có một bể cảnh nhẹ và bền hơn bể kính. Bạn cần chọn một kích thước phù hợp với số lượng tép bạn muốn nuôi và kích thước phù hợp với không gian bạn có sẵn. Bể cần có nắp để tránh tép nhảy ra ngoài hoặc bị côn trùng bay vào bể.

be tep canh

  • Kích thước bể: Kích thước bể cần phù hợp với số lượng tép bạn muốn nuôi và không gian mà bạn có sẵn. Tuy nhiên, bể tép cảnh cần có đủ diện tích để tép có thể di chuyển và sinh hoạt. Một số loài tép cảnh yêu cầu diện tích bể lớn hơn, và nhất là trong quá trình tép sinh sản, tép con tiến hành lột vỏ.
  • Chất liệu bể: Nếu bạn muốn nuôi tép cảnh lâu dài, nên sử dụng bể kính hoặc acrylic. Nhựa có thể bị ảnh hưởng bởi ánh sáng và thời gian, vì vậy nó không phải là lựa chọn tốt cho bể tép cảnh. Bể kính hoặc acrylic cung cấp độ trong suốt tốt, giúp bạn quan sát được hoạt động của tép và môi trường sống của chúng.

Đất nền bể nuôi tép

Cát và đá là yếu tố cần thiết để tạo ra một môi trường sống tự nhiên cho tép. Bể tép đặc biệt cần một chút đất nền để tép có thể sinh trưởng và lột vỏ nhanh. Người chơi có thể trải nền một phần của bể bằng phân nền hoặc 100%. Bể nuôi tép sẽ cần thêm một vài viên đá hoặc hang cho tép trốn, rất có ích trong quá trình sinh sản và phát triển của chúng.

Thiết bị lọc

Trang bị hệ thống lọc là rất cần thiết để loại bỏ các chất thải và chất độc hại khỏi nước bể. Bể nuôi tép không cần lọc có dòng chảy quá lớn, chúng khá thích nước tĩnh nên loại lọc phù hợp nhất chính là lọc vi sinh. Lọc vi sinh giúp đảm bảo nguồn nước luôn ổn định, tạo nơi cư trú cho các loại vi sinh tốt.

Đèn chiếu sáng: Đèn chiếu sáng cung cấp ánh sáng cho tép và cho cây thủy sinh, giúp chúng phát triển và sinh trưởng tốt hơn. Ánh sáng còn giúp tép lên màu đẹp và đều, giúp quá trình lột vỏ diễn ra nhanh hơn, giúp lớp vỏ của chúng nhanh cứng chắc. Thời gian bật đèn phù hợp là từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày. Ban đêm nên tắt bóng điện cho tép nghỉ.

Thức ăn cho tép

be nuoi tep

Tép là loài ăn tạp, vì vậy bạn cần cung cấp cho chúng các loại thực phẩm như thức ăn dinh dưỡng cho tép, tảo và rong để nuôi sống chúng. Bên canh jđó, nhiều người chơi còn cho tép ăn những loại rau củ như ra xanh, chuối… thì đó cũng là một trong những thức ăn ưa thích của chúng. Đối với người chơi dùng thức ăn dinh dưỡng cho tép, không nên cho tép ăn quá nhiều. Tần suất phù hợp là 2 – 3 ngày 1 lần vì chúng có thể tự tìm nguồn thức ăn có sẵn trong bể như rong bèo, các vatah thể hữu cơ hay thậm chí là xác đồng loại.

Cây thủy sinh

Cây thủy sinh là yếu tố cần thiết để tạo ra môi trường sống tự nhiên cho tép. Chúng giúp cung cấp oxy cho nước bể và tạo ra một không gian sinh thái cho tép sống. Bên cạnh đó, cây và rong rêu trong bể còn giúp tép đẻ trứng, bám lên hay trốn. Giúp điều hòa nhiệt độ nước trong bể không quá nóng khi hè về. Tép không gây tổn hại cho cây thủy sinh nên bạn có thể trồng bất cứ loại cây nào. Nên cho thêm một ít rong, bèo vào bể giúp che sáng hay tạo thêm nguồn thức ăn cho tép.

Nhiệt kế và máy sưởi

Bể tép cần có nhiệt độ nước ổn định để tép có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Vì vậy, nhiệt kế và máy sưởi là cần thiết để kiểm soát nhiệt độ nước. Tép có thể sống khỏe mạnh trong khoảng nhiệt độ: 22 – 26 độ C.

Khoáng chất và hóa chất khác: Bạn có thể cần sử dụng các khoáng chất và hóa chất để điều chỉnh độ pH và độ cứng của nước bể, giúp duy trì môi trường sống cho tép.

Thông tin: BETTA CITY – Shop Thuỷ sinh & Cá bảy màu Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *