Hướng dẫn nuôi tép cảnh từ A đến Z cho người mới bắt đầu

huong dan nuoi tep canh

Kỹ thuật nuôi tép cảnh tưởng chừng như đơn giản nhưng đòi hỏi khá nhiều kiến thức. Từ khâu chọn tép đến set-up bể nuôi, lọc đèn và các loài cá thả chung…Bài viết chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn nuôi tép cảnh của Betta City dành riêng cho những anh em có đam mê nuôi tép cảnh sinh sản, người mới bắt đầu chơi nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Dưới đây là một số kinh nghiệm nuôi tép cảnh khỏe mà bạn có thể áp dụng:

nuoi tep canh

Số lượng tép trong hồ

Việc lựa chọn kích thước bể và số lượng tép phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo môi trường sống lành mạnh cho tép và giúp chúng phát triển tốt nhất có thể. Dưới đây là một số gợi ý về kích thước bể nuôi tép cảnh và số lượng tép cho từng giai đoạn phát triển:

huong dan nuoi tep canh

  • Bể nuôi tép con: Khi nuôi tép con, nên chọn bể có kích thước ít nhất là 10 lít. Vì đây là giai đoạn tép ăn nhiều và phát triển về kích thước nhanh nhất nên bể với số lượng tép không quá nhiều tránh cạnh tranh thức ăn. Số lượng tép nên trong khoảng 5-10 con cho mỗi 10 lít nước. Nếu nuôi nhiều hơn, bạn cần tăng kích thước bể để đảm bảo đủ không gian cho tép con di chuyển và phát triển.
  • Bể nuôi tép trưởng thành: Khi tép đã trưởng thành, bạn cần chọn bể có kích thước lớn hơn để đảm bảo đủ không gian cho chúng di chuyển và phát triển. Số lượng tép trong bể phụ thuộc vào kích thước của bể. Tuy nhiên, để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho tép, nên giảm số lượng tép trong bể xuống khoảng 5-8 con cho mỗi 10 lít nước. Ví dụ, nếu bạn có một bể 50 lít, bạn có thể nuôi khoảng 25-40 tép.
  • Bể nuôi tép cảnh sinh sản: Khi nuôi tép để sinh sản, cần sử dụng bể có kích thước lớn hơn để đảm bảo đủ không gian cho các con tép con mới sinh sống. Số lượng tép trong bể phụ thuộc vào kích thước của bể. Nên giảm số lượng tép trong bể xuống khoảng 5-8 con cho mỗi 10 lít nước để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho tép. Tuy nhiên, bạn cần để ý rằng trong quá trình sinh sản, số lượng tép sẽ tăng nhanh chóng và bạn cần sắp xếp lại bể hoặc chuyển tép con sang bể khác để đảm bảo môi trường sống lành mạnh cho chúng.

Thức ăn thích hợp nuôi tép cảnh

Để nuôi tép sống khỏe, việc cung cấp đầy đủ và chính xác loại thức ăn cần thiết cho từng giai đoạn phát triển của chúng là rất quan trọng. Dưới đây là một số loại thức ăn phổ biến cho tép và phù hợp với từng giai đoạn phát triển:

nuoi tep canh

  • Thức ăn tươi: Đây là loại thức ăn tốt nhất cho tép. Bạn có thể cho tép ăn rau xanh, tảo biển hoặc các loại thực vật tươi khác có sẵn trong hồ như bèo tấm, một số loại rong.
  • Thức ăn khô: Thức ăn khô là một lựa chọn phổ biến cho tép. Bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn khô dinh dưỡng được bán tại các cửa hàng. Một số loài thức ăn tốt và phổ biến cho tép là: Shrimp feed, Shrimp Food, Rau Bina… Những loại thức ăn này giúp cung cấp đủ chất tép cần thiết cho quá trình lột vỏ và sinh trưởng. Lưu ý nên cho tép ăn từ 2-3 ngày/lần, không cần cho ăn quá nhiều.

Đặc biệt với bể nuôi tép cảnh sinh sản, cần cung cấp các loại thức ăn nhiều canxi trong quá trình tép sinh sản để tép đẻ trứng tốt hơn cũng như nhanh lột vỏ. Với tép con mới sinh cần thức ăn mềm và kích thước nhỏ để dễ dàng tiêu hóa.

Nước trong hồ nuôi tép cảnh

Tép cần nước sạch để sống. Hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng nước sạch và thay nước định kỳ để giữ cho môi trường sống của tép luôn trong tình trạng tốt. Nước thả cá, tép tốt nhất là nước máy đã qua bể trữ.

Bể tép nên có đất nền và trang bị cho chúng một bộ lọc vi sinh. Không nên dùng nền là các loại đá như thạch anh vì sẽ gây tổn thương cho tép trong bể.

Bể Tép cần được thay nước định kỳ để chất lượng nước luôn được đảm bảo ở mức ổn định. Nếu bể được trang bij đầy đủ bộ lọc và mật độ tép không nhiều thì tần suất thay nước phù hợp là 1-2 lần/tuần. Theo kinh nghiệm nuôi tép cảnh của tôi thì bể nuôi tép cảnh nên thả một chút bèo và rong các loại hoặc lũa, hang trốn cho tép.

Nhiệt độ, ánh sáng

Tép là động vật nhạy cảm với nhiệt độ, nên bạn cần kiểm soát nhiệt độ bể nuôi tép cảnh trong khoảng từ 22-28 độ C để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho chúng.

Bể tép nên được chiếu sáng từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày, giúp tép lên màu đẹp, phát triển cả về kích thước. Tắt đèn vào ban đêm cho tép và các sinh vật trong bể nghỉ ngơi, hạ chế việc bị stress.

Các loại cá không nên thả chung với tép

Khi nuôi tép trong bể, nên tránh thả chung với những loại cá có thể tấn công và ăn tép, hoặc những loại cá có điều kiện sống khác biệt. Dưới đây là một số loại cá không nên thả chung với tép

  • Cá vàng: Cá vàng có thể ăn tép hoặc gây tổn hại cho tép khi chúng đào đất và bụi bặm.
  • Cá Bống vàng: Bống vàng là loài hút nhớt sống ở tầng đáy, chúng rất quậy trong bể thủy sinh nên không nên nuôi chung với tép vì rất dễ khiến tép cảnh bị tổn thương.
    Các loại cá chuột: Chuột là loài dọn bể, sống ở tầng đáy và ăn tạp nên nếu nuôi chung ở bể tép thì tép rất dễ dàng trở thành thức ăn cho chúng.
  • Cá Betta: Betta hay cá chọi là dòng khá hung hăng nên tuyệt đối không thả betta nuôi chung với tép nếu bạn không muốn tép nhà mình bị chúng chén sạch.
  • Cá Xecan, Phượng hoàng: đây là 2 dòng khá dữ, chúng thường xuyên rỉa và tấn công những con cá bé khác sống cùng và tép cũng nằm trong số đó.
  • Tôm cảnh: Tôm cảnh là loài ăn tạp, sống tầng đáy nên một khi nuôi chung với tép thì tép ngay lập tức trở thành bữa ăn ngon miệng của chúng.

Thông tin: BETTA CITY – Shop Thuỷ sinh & Cá bảy màu Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *